Bệnh lem lép hạt lúa - Kiến Thức Nông Nghiệp

Latest

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Bệnh lem lép hạt lúa

NJXSIA033748

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG
Hiện tượng bệnh lem lép hạt biểu hiện bông lúa có nhiều hạt lép và các đốm màu nâu đen, màu hồng trên vỏ hạt. Các vết bệnh này làm vỏ hạt lúa biến màu tùy theo loại mầm bệnh gây hại. Mầm bệnh có khả năng xâm nhiễm vào bên trong hạt lúa làm cho hạt lúa bị lững hoặc lép gây thất thu năng suất


Các tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa gồm :

Nấm Alternaria , nấm gây vết bệnh màu nâu đen trên vỏ hạt lúa, đồng thời nấm cũng gây bệnh đốm nâu trên lá lúa
Nấm Curvularia, nấm gây vết bệnh màu đen trên vỏ hạt
Nấm Fusarium, vết bệnhtrên vỏ hạt lúa có lớp mốc màu đỏ hồng, nấm cũng gây bệnh lúa von
Nấm Helminthosporium, trên vỏ hạt nấm tạo thành những vết màu đen hoặc nâu đậm, nấm cũng gây bệnh đốm nâu trên lá lúa
Nấm Pyricularia gây ra vết màu nâu nhạt trên vỏ hạt lúa, nấm cũng gây bệnh đạo ôn trên cây lúa (cháy lá, thối cổ bông)
Vi khuẩn Pseudomonas gây bệnh thối đen hạt, vi khuẩn này cũng gây bệnh sọc lá lúa.

MỐI TƯƠNG QUAN CỦA MẦM BỆNH VỚI CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG
Bệnh lem lép hạt lúa có liên quan đến điều kiện thời tiết và tình trạng sinh trưởng của cây lúa (vd : thời tiết mưa bão, hạn hán, nóng ẩm, đất bị phèn, úng ngập, thiếu dinh dưỡng, bón phân không cân đối v.v…).
Trong điều kiện thời tiết mưa bão, bệnh lem lép hạt trên cây lúa thường hay xảy ra. Khi cây lúa đang trổ, bông lúa đang phơi màu nếu gặp trời mưa sẽ dẫn đến tình trạng lép hạt lúa.
Bên cạnh với điều kiện ẩm độ cao, mưa gió nhiều, nấm bệnh sẽ phát triển và phát tán mạnh, gây ra hiện tượng lem lép hạt lúa.

Ngược lại với thời tiết mưa bão là thời tiết hạn hán, cây lúa bị thiếu nước vào giai đoạn trổ cũng dẫn đến tình trạng lép hạt nhiều.
Trên vùng đất bạc màu, đất xì phèn sẽ dẫn đến tình trạng cây lúa suy dinh dưỡng và ngộ độc phèn góp phần tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu phát triển và gây lem lép hạt.

Bón phân mất cân đối, bón thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá phát triển mạnh và gây ra bệnh lem lép hạt.

Nhìn chung các loài nấm và vi khuẩn gây lem lép hạt lúa đều có thể tấn công trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Đặc biệt trong giai đoạn lúa trổ đến chín, các vết bệnh trên cây lúa sẽ theo mưa gió lây lan đến vỏ hạt lúa gây ra bệnh lem lép hạt, sau đó mầm bệnh sẽ lưu tồn và lan truyền trên đồng ruộng ở vụ sau.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

NJXSIA033748 NJXSIA033748

Biện pháp canh tác
Thời gian gieo sạ phù hợp theo từng vùng sinh thái để có khả năng hạn chế tình trạng lúa trổ gặp thời tiết mưa bão kéo dài, không gieo cấy quá trể so với các ruộng xung quanh, vì khi các ruộng xung quanh thu hoạch, mầm bệnh sẽ tập trung lây lan sang ruộng sạ muộn.

Gieo sạ hạt giống khỏe, giống sạch bệnh. Chọn giống từ ruộng ở vụ trước không có bệnh hoặc ít có bệnh xảy ra và gây hại. Xử lý hạt giống trước khi sạ bằng 3 sôi 2 lạnh, hoặc nước muối, hoặc thuốc trừ bệnh Carbenzim 50WP, 500FL + Dipomate 80WP với liều lượng : Carbenzim 50WP (1kg)+Dipomate 80WP (1kg) hoặc Carbenzim 500FL (1lít)+Dipomate 80WP (1kg) xử lý cho 300-400kg lúa giống)

Vệ sinh đồng ruộng, cải tạo đất, ém phèn, hạn chế tình trạng lúa xì phèn, cung cấp nước đầy đủ vào giai đoạn lúa trổ, bón phân cân đối (bón theo bảng so màu lá lúa), tránh thừa đạm
Đối với lúa sạ, không sạ dầy, sạ mật độ thích hợp (80 – 120 kg), hoặc sạ hàng.

Để giúp cây lúa có khả năng trổ nhanh và đồng loạt, phun KNO3 (Multi - K) vào giai đoạn trước khi lúa trổ 5 – 7 ngày giúp cho lúa trổ nhanh và đồng loạt, ngoài ra phân có khả năng tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông, tăng năng suất.

Cần theo dõi và khống chế mầm bệnh gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng cho thật tốt, bởi vì những loại nấm trên sẽ tạo ra các vết bệnh lây lan từ lá lên hạt

Biện pháp hóa học
Để phòng ngừa bệnh lem lép hạt tấn công, bà con nông dân cần phun phòng thuốc PYSAIGON 50WP với liều lượng: 0,6-0,8kg/ha, pha 12-16g/bình 8 lít nước, phun 5 bình cho 1000m2 vào giai đoạn lúa chuẩn bị trổ và sau khi lúa trổ đều.
Do thuốc PYSAIGON 50WP là thuốc trừ nấm hổn hợp có hiệu lực trừ nấm phổ rộng, tiếp xúc và nội hấp nhanh, khả năng phòng trị hiệu quả cao đối với các loại bệnh gây hại trên lúa như Lúa von, Đạo ôn lá – cổ bông, Khô vằn, Đốm nâu, Bạc lá, Sọc lá vv…
Vì vậy sau khi phun thuốc cây lúa sạch bệnh, tăng năng suất và chất lượng lúa gạo.

Kính chúc bà con nông dân có được một vụ mùa bội thu
SPC - Thạc sỹ Nguyễn Văn Bạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét