Biện pháp khắc phục hiện tượng lúa bị ngộ độc phèn - Kiến Thức Nông Nghiệp

Latest

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Biện pháp khắc phục hiện tượng lúa bị ngộ độc phèn

Bước vào vụ Hè Thu hàng năm, hiện tượng cây lúa bị ngộ độc phèn xảy ra rất phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

FKBSTM021550 FKBSTM021550


Nguyên nhân là do lượng mưa ít, phân bố không đều vào đầu vụ hè thu, nắng hạn kéo dài lại không chủ động nguồn nước tưới bổ sung, làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị Oxy hóa dẫn đến hiện tượng xì phèn thông qua các kẻ nứt và các mạch mao quản trong đất. Vào thời điểm này đất có độ pH rất chua, đồng thời nồng độ Fe2+ + Fe3+ và Al3+ di động trong dung dịch đất cũng rất cao là nguyên nhân chính làm cho rễ lúa và cây lúa bị ngộ độc.

Khi cây lúa bị ngộ độc phèn, triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, lan dần từ chóp lá trở xuống, sau đó lá trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam. Trường hợp bị nhiễm độc nặng, tất cả các lá trở nên nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhỗ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo (thể hiện tình trạng kém phát triển của bộ rễ) nên khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây bị hạn chế, khiến cây lúa bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài cây lúa sẽ bị suy kiệt dần, chết rải rác hoặc từng chòm.
Đe khắc phục hiện tượng ngộ độc phèn giúp lúa phục hồi chức năng của bộ rễ bà con nông dân cần thực hiện các bước sau:

Đe khắc phục hiện tượng ngộ độc phèn giúp lúa phục hồi chức năng của bộ rễ bà con nông dân cần thực hiện các bước sau:
Khi thấy cây lúa có hiện tượng ngộ độc phèn bà con không nên nóng vội bón phân urê hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém.

Bước 1 : Cho thêm nước sạch vào ruộng để làm giảm độ độc của Fe và Al trong đất, đồng thời ngăn không cho đất tiếp tục bị Oxy hoá dẫn đến hiện tượng xì phèn. (nếu có điều kiện nên tháo bỏ nước cũ và thay bằng nước mới sẽ có tác dụng rửa phèn tốt hơn).

FKBSTM021550Bước 2 : Bón 3 – 5kg phân Calcium Nitrate cho 1 công đất (1.000m2) để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc phèn và kích thích tế bào phát triển dài ra. Phân Calcium Nitrate có chứa 15,5% chất đạm và 26,5% chất Canxi ở dạng hoà tan nhanh (CaO) nên có tác dụng giải độc phèn nhanh và tốt hơn so với phương pháp bón vôi thông thường.



Bước 3 : Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa bà con cần phun thêm phân bón lá cao cấp MKP và Multi-K (KNO3) 2 lần cách nhau 5 ngày với liều lượng 40g phân MKP + 80g Multi-K cho bình 8 lít nước, phun 4 bình cho 1.000m2 vào lúc chiều mát.

FKBSTM021550 FKBSTM021550


Phân MKP có tên đầy đủ là Mono Potassium Phosphate có chứa 52% chất lân và 34% chất Kali. Do có chứa hàm lượng lân rất cao, phân MKP có tác dụng kích thích cây lúa ra các rễ mới thay thế cho những rễ cũ đã bị tổn thương.
Phân Multi-K có công thức là 13 – 0 – 46, còn gọi là phân KNO3 hay Potassium Nitrate, có tác dụng cùng với phân MKP cung cấp nhanh chóng chất đạm, chất lân và kali dễ tiêu cho cây thông qua bộ lá, nhằm duy trì sự sinh trưởng của lúa trong thời gian bộ rễ chưa kịp phục hồi.
Sau khi phun phân bón lá MKP và Multi-K từ 5 – 7 ngày, nhỗ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc phèn. Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.
Ba sản phẩm phân bón Calcium Nitrate, MKP và Multi-K trong thời gian qua đã được nhiều bà con nông dân áp dụng, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại cho cây lúa bị ngộ độc phèn.

Kính chúc bà con nông dân thành công và đạt một mùa vụ bội thu.
SPC - KS. Đỗ Công Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét