1. Đối với cây lúa
a) Trà Đông Xuân muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, áp dụng các biện pháp sau:
- Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn: Tranh thủ thời gian có nước ngọt để tích tối đa vào các kênh mương và tưới cho lúa.
- Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn: Ngoài biện pháp tích nước ngọt rửa mặn còn áp dụng biện pháp như sau:
+ Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ.
Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị
nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt tưới phun lá.
+ Phun một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...)
b) Vụ Hè Thu:
- Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống.
- Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
· Sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn như: OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM6677.
· Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.
· Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi khi làm đất, lượng 500-1.000 kg vôi bột/ha.
· Sử dụng các dạng phân ure chậm tan như đạm vàng (Ure 46A+) hoặc đạm xanh (Ure + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.
· Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và
thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều
lần.
Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị
nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1
phần nghìn với các giai đoạn mạ, lúa làm đòng và trỗ).
Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ hoặc kết
hợp tưới phun nước ngọt khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng nước
phun khoảng 600-800 lít/ ha.
2. Đối với cây ăn quả
- Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu
hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây.
Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.
- Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4),
vôi bột lượng 500-1.000kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón
lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3
(10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super
Humic, Dexamone ...). Không tưới nước có độ mặn trên 2 phần nghìn. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
New
Kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn đồng bằng sông Cửu Long
About Ks. Huỳnh Ngọc Lâm
Templatesyard is a blogger resources site is a provider of high quality blogger template with premium looking layout and robust design. The main mission of templatesyard is to provide the best quality blogger templates.
Trồng trọt
Nhãn:
Bệnh cây lúa,
Cây lúa,
Nông nghiệp,
Trồng trọt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét